Kỹ năng tài chính

Xác định Mức độ chịu rủi ro trong đầu tư?

Hiểu về mức độ chịu rủi ro?

Mức độ chịu rủi ro hay khẩu vị rủi ro là mức độ mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận trong kế hoạch tài chính của họ nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra.

Bên cạnh yếu tố số liệu và thị trường, mức độ rủi ro còn chịu chi phối bởi các khía cạnh khác nhau của yếu tố tâm lý.
Ngay tại thời điểm quyết định, cảm xúc cá nhân và viễn cảnh mà NĐT hình dung ra sẽ ảnh hưởng đến việc đón nhận rủi ro của họ.

Ngoài ra, trải nghiệm từ quá khứ cũng góp phần định hình không nhỏ về mức chịu rủi ro.

Tại sao mức độ rủi ro lại quan trọng với Nhà đầu tư?


Nhận thức được mức chịu rủi ro sẽ giúp Nhà đầu tư có cái nhìn thực tế về khả năng chịu đựng và đưa ra quyết định trước những biến động của thị trường. Từ đó xác định trước tâm lý của mình.

Nếu không xác định được mức chịu rủi ro, NĐT có thể ôm quá nhiều mạo hiểm trong khả năng kiểm soát, dẫn đến tâm lý bất ổn và thực hiện chiến lược sai lệch.

Các cấp độ

Bảo Thủ: Nhà đầu tư bảo thủ có mức chịu rủi ro thấp, họ thường chọn các danh mục đầu tư có tính đảm bảo và thanh khoản cao. Như là tích lũy, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu…Đầu tư vào những sản phẩm trên, tính an toàn rất cao, chi xếp sau gửi tiết kiệm ở ngân hàng mà thôi.

Ví dụ một số quỹ ở cấp độ này:

  1. Quỹ DCBF của Dragon Capital
  2. Quỹ BVPF của Bảo việt
  3. Quỹ SSIBF của SSI
  4. Đầu tư Chứng chỉ tiền gửi trên Infina

Tiết chế: Nhà đầu tư tiết chế có mức chịu rủi ro vừa phải với thời gian đầu tư trung hạn từ 5-10 năm. Cấu trúc danh mục đầu tư của họ thường kết hợp 50/50 giữa các quỹ tương hỗ của công ty lớn, quỹ cân bằng, quỹ cổ phiếu, trái phiếu ít biến động…

  1. Ví dụ danh mục của họ, giờ này bao gồm:
  2. Quỹ cân bằng DCDS của Dragon Capital
  3. Quỹ cổ phiếu SSI-SCA của SSI
  4. Quỹ trái phiếu BVBF của Bảo Việt Fund

Với danh mục này, thì cho dù thị trường biến động mạnh, cũng giúp cho Danh mục không biến động quá lớn. Do có sự hỗ trợ từ các tài sản mang lại thu nhập ổn định như Trái phiếu, tài sản bằng tiền.

Năng nổ: Nhà đầu tư năng nổ có mức chịu rủi ro cao, họ cho rằng rủi ro càng cao thì lợi nhuận càng hấp dẫn. Họ có kinh nghiệm nhất định về thị trường và thường theo đuổi các danh mục mạo hiểm như cổ phiếu công ty khởi nghiệp.

Với danh mục mạo hiểm như vậy, Nhà đầu tư đã từng có kinh nghiệm quản trị rủi ro và thời gian đầu tư dài. Giúp họ có niềm tin vào tương lai.

Ví dụ danh mục của họ, giờ này chỉ bao gồm các quỹ cổ phiếu.

  1. Quỹ cổ phiếu SSI-SCA của SSI
  2. Quỹ cổ phiếu DCBC của Dragon Capital
  3. Quỹ VESAF của Vincapital

Làm thế nào để xác định mức độ chịu rủi ro?

Xác định mức độ rủi ro cao nhất, mà khả năng của bạn có thể chịu được là Lỗ bao nhiêu %, thời gian đầu tư có thể kéo dài tới bao lâu.

Những đợt thị trường chứng khoán Việt Nam biến động, hãy xem lại khả năng của mình chịu đựng rủi ro ở mức nào?

  • Thị trường chứng khoán giảm mạnh từ gần cuối năm 2018 cho tới hết năm 2020?
  • Đợt dịch Covid 19 vào tháng 3/2020

Điều này giúp Nhà đầu tư hình dung về mức lỗ cao nhất mà bản thân chịu được nếu trải qua các chu kỳ biến động lớn của thị trường, ví dụ điển hình gần đây là đợt bùng phát dịch lần thứ 4 tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn một số yếu tố ảnh hưởng khác phải kể đến như: Thời gian đầu tư, mục tiêu đầu tư, nguồn vốn …. Các nguồn vốn càng ổn định, mức chịu rủi ro với các khoản đầu tư càng cao.

Xem thêm:

  1. Đầu tư quỹ ETF FUEVFVND (DIAMOND)
  2. Chứng chỉ Quỹ ETF MAFM VN30 (FUEMAV30)
  3. Quỹ đầu tư và các điều cần biết

Leave a Comment